Saturday, November 23, 2024

Bài kiểm tra kiến thức đầu khi đăng ký học Athena

-

Bài thi này ngoại trừ các đối tượng đăng ký học khóa Mạng Cơ Bản – ACBN có thời gian 90 phút.

Khóa học QUẢN TRỊ MẠNG CISCO CCNA là khóa học đào tạo các kiến thức về mạng (networking) bao gồm mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet. Mục tiêu của CCNA là đem đến những kiến thức cho học viên về khả năng lắp đặt bộ chuyển mạch (Switch), bộ định tuyến (Router) trong môi trường mạng phức tạp với cấu trúc LAN, WAN của Cisco và các sản phẩm mạng khác.

Câu 1 (3 điểm) – Công ty ABC có số lượng nhân viên, được chia thành các phòng ban với  số lượng nhân sự như bên dưới.Công ty sử dụng đường mạng 192.168.X.0/23 phục vụ cho các phòng ban với số lượng người dung như bên dưới. Các anh chị thực hiện chia với nhu cầu như sau

  • Phòng Kinh Doanh: 140 người
  • Phòng Kỹ Thuật: 76  người
  • Phòng Nhân Sự: 56 người
  • Phòng Kế Hoạch: 36  người

Ghi chú: với X là là ngày sinh của các bạn.

Đáp án:

Từ subnet 192.168.26.0/23 chia thành các subnet con như sau:

  • Phòng Kinh Doanh có 140 máy.
    • Total IP: 254
    • Subnet: 192.168.26.0/24
    • Subnet Mask: 255.255.255.0
    • Range: 192.168.26.1-192.168.26.254
    • Broadcast: 192.168.26.255
  • Phòng Kỹ Thuật có 76 máy.
    • Total IP: 128
    • Subnet: 192.168.27.0/25
    • Subnet Mask: 255.255.255.128
    • Range: 192.168.27.1- 192.168.27.126
    • Broadcast: 192.168.27.127
  • Phòng Nhân Sự có 56 máy.
    • Total IP: 62
    • Subnet: 192.168.27.128/26
    • Subnet Mask: 255.255.255.192
    • Range: 192.168.27.129 – 192.168.27.190
    • Broadcast: 192.168.27.191
  • Phòng Kế Hoạch có 36 máy.
    • Total IP: 62
    • Subnet: 192.168.27.192/25
    • Subnet Mask: 255.255.255.192
    • Range: 192.168.27.193 – 192.168.27.254
    • Broadcast: 192.168.27.255

Câu 2 (3 điểm) – Các anh chị tham khảo sơ đồ mạng bên dưới, trả lời các câu hỏi sau

  • PC-1 và PC-2 có thấy được nhau không ? Lý do tại sao ?
  • PC-1 và R1 có thấy được nhau không ? Lý do tại sao ?
  • PC-2 và R1 có thấy được nhau không ? Lý do tại sao ?
  • PC-1 và R2 có thấy được nhau không ? Lý do tại sao ?

Đáp án:

  • PC-1 và PC-2 không thấy nhau, vì khác lớp mạng.
  • PC-1 và R1 không thấy nhau, vì khác lớp mạng.
  • PC-2 và R1 ping thấy nhau, vì chung lớp mạng.
  • PC-1 và R2 ping không thấy nhau vì PC-1 và R1 không thấy nhau.

Câu 3 (2 điểm) – Phân tích dữ liệu kết nối.

  • Các anh chị đang dùng máy tính đang kết nối mạng Internet bình thường. Anh chị hãy mô tả từng bước quá trình sử dụng trình duyệt web kết nối đến trang web http://athena.edu.vn bao gồm địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích đến, port nguồn, port đích đến của từng giao thức trong quá trình kết nối.
  • Các anh chị mô tả quá trình PING 8.8.8.8, bao gồm các thông số protocol, loại gói tin, dữ liệu truyền đi.

Đáp án:

  • Anh chị hãy mô tả từng bước quá trình sử dụng trình duyệt web kết nối đến trang web http://athena.edu.vn bao gồm địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích đến, port nguồn, port đích đến của từng giao thức trong quá trình kết nối:
    • Bước 1: Máy tính của người dùng có IP 192.168.2.22 gửi yêu cầu truy cập trang web http://athena.edu.vn chạy TCP 80 (vì giao thức khi trình duyệt gửi yêu cầu là http sử dụng port mặc định là 80) có IP 115.78.93.230 thông qua trình duyệt web.
    • Bước 2: Trình duyệt chuyển yêu cầu đến Máy chủ DNS ví dụ 8.8.8.8 sử dụng UDP/53 để giải mã tên miền athena.edu.vn thành địa chỉ IP IP 115.78.93.230.
    • Bước 3: Máy chủ DNS 8.8.8.8 trả về địa chỉ IP của máy chủ chứa trang web athena.edu.vn là địa chỉ 115.78.93.230.
    • Bước 4: Trình duyệt sử dụng địa chỉ IP đã phân giải được để tạo yêu cầu HTTP đến máy chủ chứa trang web.
    • Bước 5: Máy chủ web athena.edu.vn nhận yêu cầu, xử lý nội dung trang và gửi lại các dữ liệu (HTML, CSS, hình ảnh…) cho trình duyệt.
    • Bước 6: Trình duyệt hiển thị nội dung trang web cho người dùng để xem và tương tác.
  • Các anh chị mô tả quá trình PING 8.8.8.8, bao gồm các thông số protocol, loại gói tin, dữ liệu truyền đi.
    • Quá trình PING 8.8.8.8 là một quá trình sử dụng trong mạng máy tính để kiểm tra kết nối và đánh giá độ trễ giữa hai thiết bị trên mạng. Dưới đây là mô tả ngắn gọn quá trình PING:
      • Protocol: PING sử dụng giao thức ICMP (Internet Control Message Protocol) để gửi các gói tin truy vấn và nhận các gói tin phản hồi từ máy chủ hoặc thiết bị đích.
      • Loại gói tin: Trong quá trình PING, máy tính gửi một gói tin ICMP Echo Request (yêu cầu truyền thông ICMP) tới địa chỉ IP 8.8.8.8.
      • Dữ liệu truyền đi: Gói tin ICMP Echo Request chứa một phần dữ liệu, thường là các dữ liệu rỗng hoặc một số dữ liệu ngẫu nhiên để phân biệt các gói tin truy vấn và giúp tính toán độ trễ.
      • Quá trình nhận phản hồi: Sau khi gửi gói tin ICMP Echo Request, máy tính chờ nhận phản hồi từ địa chỉ IP 8.8.8.8. Nếu máy chủ 8.8.8.8 nhận được gói tin và hoạt động bình thường, nó sẽ trả lời bằng gói tin ICMP Echo Reply (phản hồi truyền thông ICMP).
      • Đánh giá kết quả: Khi nhận được gói tin ICMP Echo Reply, máy tính tính toán thời gian mà gói tin mất đi và được trả về (độ trễ). Nếu không nhận được phản hồi hoặc gặp phản hồi lỗi, PING sẽ thông báo rằng đích không thể đạt được.

Câu 4 – (1 điểm) Một mạng LAN của 1 Cty có nhu cầu kết nối mạng cho 10 PC. Theo yêu cầu sau:

  • Các PC này có thể giao tiếp dữ liệu với nhau, các máy tính phải kết nối ra Internet với: 
  • Địa chỉ của Modem Router Fiber: 192.168.120.254/27 Địa chỉ DNS của ISP: 203.162.4.19.

Bạn cho biết thông số IP Static của một máy tính trong hệ thống mạng trên.

Đáp án:

Thông số IP Static của một máy là:

  • IP address: 192.168.120.226
  • Subnet mask: 255.255.255.224
  • Default gateway: 192.168.120.254
  • DNS: 203.162.4.19

Câu 5 (1 điểm) Bạn trình bày hiểu biết của bạn về mô hình OSI và mô hình TCP/IP.

  • Mô hình OSI được chia thành 7 tầng:
    • Tầng 1: Tầng Vật lý (Physical Layer) – Đảm bảo truyền dẫn tín hiệu qua các thiết bị vật lý như cáp, dây, sóng radio.
    • Tầng 2: Tầng Liên kết dữ liệu (Data Link Layer) – Quản lý truy cập vào phương tiện truyền thông, kiểm soát lỗi và định địa chỉ vật lý (MAC).
    • Tầng 3: Tầng Mạng (Network Layer) – Định tuyến và chuyển gói tin giữa các mạng khác nhau dựa trên địa chỉ IP.
    • Tầng 4: Tầng Giao vận (Transport Layer) – Đảm bảo truyền thông đáng tin cậy giữa hai thiết bị kết nối bằng cách sử dụng các giao thức như TCP hoặc UDP.
    • Tầng 5: Tầng Phiên (Session Layer) – Thiết lập, duy trì và chấm dứt các phiên truyền thông giữa các ứng dụng.
    • Tầng 6: Tầng Trình diễn (Presentation Layer) – Xử lý định dạng dữ liệu và mã hóa để đảm bảo các ứng dụng có thể hiểu được.
    • Tầng 7: Tầng Ứng dụng (Application Layer) – Cung cấp giao diện để các ứng dụng tương tác với mạng, như HTTP, SMTP, FTP, và DNS.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

4,956FansLike
256FollowersFollow
223SubscribersSubscribe
spot_img

Related Stories