Tổng Quan.
Bài viết này sẽ đưa độc giả đi sâu vào quá trình triển khai phần mềm trong lĩnh vực quản lý bán cà phê. Bằng cách mô tả chi tiết từ việc tạo câu chuyện người dùng cho đến quá trình kiểm thử và triển khai vào môi trường sản xuất, chúng ta sẽ tìm hiểu cách mỗi bước đóng góp vào việc xây dựng một hệ thống hiệu quả, linh hoạt và đáng tin cậy cho doanh nghiệp cà phê.
Quy trình sẽ thực hiện với các bước như sau:
- Tạo câu chuyện người dùng:
- Mô tả cách nhóm quản lý sản phẩm xây dựng ý tưởng cho tính năng mới, ví dụ như “Đặt Hàng Trực Tuyến cho Cà Phê.”
- Phát triển và lên kế hoạch:
- Giới thiệu cách nhóm phát triển chọn và lên kế hoạch cho tính năng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
- Commit source code vào Git và build phần mềm:
- Mô tả quy trình làm việc với mã nguồn và cách quá trình xây dựng giúp đảm bảo chất lượng mã nguồn.
- Lưu trữ và triển khai vào môi trường phát triển:
- Giới thiệu cách quá trình xây dựng thành công được lưu trữ và triển khai để kiểm thử tính năng trong môi trường phát triển.
- Triển khai và kiểm thử dộc lập:
- Mô tả cách tính năng được triển khai và kiểm thử độc lập trong các môi trường QA1 và QA2.
- Kiểm thử QA, Regression và Performance Testing:
- Thảo luận về vai trò quan trọng của kiểm thử chất lượng, kiểm thử hồi quy và kiểm thử hiệu suất trong quy trình.
- Triển khai vào môi trường UAT và Production:
- Mô tả cách tính năng được triển khai và kiểm thử trong môi trường UAT trước khi chính thức đưa vào môi trường sản xuất.
Ví dụ dưới đây là mô tả chi tiết quá trình phát triển phần mềm dựa vào ví dụ phát triển tính năng đặt hàng bán cà phê online:
Bước 1 – Chủ sở hữu sản phẩm (Product Owner) tạo các yêu dựa trên nhu cầu của người dùng. Ví dụ, người dùng muốn có khả năng đặt hàng trực tuyến và theo dõi tình trạng đơn hàng.
Bước 2 – Nhóm phát triển (dev team) chọn các đầu việc phải làm từ danh sách công việc chưa thực hiện (backlog) và đặt chúng vào một chu kỳ phát triển kéo dài hai tuần (sprint). Ví dụ: “Phát triển chức năng đặt hàng trực tuyến trong vòng hai tuần.”
Bước 3 – Nhà phát triển (developers) commit source code vào Git.
Bước 4 – Jenkins kích hoạt quá trình xây dựng (build). Source code phải vượt qua các bài kiểm tra đã đề ra, ví dụ trong trường hợp phát triển phần mềm bán cà phê online chắc chắn rằng chức năng đặt hàng đã được kiểm thử và vượt qua các bài test.
Bước 5 – Sau khi quá trình xây dựng thành công, bản build được lưu trữ trong kho artifactory. Sau đó nó được triển khai vào môi trường phát triển (dev environment).
Bước 6 – Có thể có nhiều nhóm phát triển làm việc trên các tính năng khác nhau. Những tính năng này cần được kiểm thử độc lập, nên chúng được triển khai vào môi trường kiểm thử (QA1 và QA2).
Bước 7 – Nhóm kiểm thử chọn môi trường kiểm thử mới và thực hiện kiểm thử chất lượng (QA testing), kiểm thử đối chiếu (regression testing) và kiểm thử hiệu suất (performance testing).
Bước 8 – Khi các bản build vượt qua các bài test của nhóm kiểm thử, chúng được triển khai vào môi trường thử nghiệm chấp nhận người dùng (UAT).
Bước 9 – Nếu kiểm thử UAT thành công, nó trở thành ứng cử viên phát hành và sẽ được triển khai vào môi trường sản xuất theo kế hoạch.
Bước 10 – Nhóm SRE (Site Reliability Engineering) chịu trách nhiệm cho việc giám sát sản phẩm khi đã triển khai vào môi trường sản xuất.
Với ví dụ về phần mềm bán cà phê online, các bước trên có thể áp dụng cho việc phát triển và triển khai tính năng mới trên trang web hoặc ứng dụng đặt hàng của cửa hàng cà phê.
Kết Luận.
Bài viết kết luận bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của quy trình triển khai phần mềm trong ngành quản lý bán cà phê. Nó không chỉ giúp cải thiện hiệu suất và tính ổn định của hệ thống mà còn đảm bảo rằng các tính năng mới đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, sự linh hoạt trong quy trình triển khai cũng là chìa khóa để nhanh chóng và hiệu quả thích ứng với thị trường đang thay đổi liên tục.
Tài liệu tham khảo https://blog.bytebytego.com/p/ep81-how-companies-ship-code-to-production?ref=dailydev