Bạn sẽ thấy có nhiều định nghĩa từ hai lúa cho đến hàn lâm cho khái niệm CI/CD. Mình sẽ dùng cách định nghĩa của mình để mọi người dễ hiểu CI/CD là gì theo cách thông thường nhất. CI/CD là một bộ đôi công việc, bao gồm CI (Continuous Integration) và CD (Continuous Delivery), ý nói là quá trình tích hợp (integration) thường xuyên, nhanh chóng hơn khi code cũng như thường xuyên cập nhật phiên bản mới (delivery).
Quy trình CI/CD tham khảo
Có rất nhiều quy trình, công cụ khác nhau để ứng dụng CI/CD vào dự án. Nội dung của bài viết này dựa trên kinh nghiệm cho các dự án của mình triển khai cũng như đặc thù là các hệ thống web, và viết bằng PHP (PHP hoặc Python hoặc abc…không quá quan trọng trong ngữ cảnh chia sẻ về CI/CD).
Dưới đây là các bước thông thường của quá trình release tính năng trong một dự án thuộc hệ thống Teamcrop.
– Bước 1: [Manual] Khởi tạo repository và có branch default là master và dev. Cài đặt trên Gitlab 9.
– Bước 2: [Manual] Trừ owner ra, thì các coder sẽ push code tính năng lên branch dev
– Bước 3: [Auto] Hệ thống tự động thực hiện test source code, nếu PASS thì sẽ deploy tự động (rsync) code lên server beta.
– Bước 4: [Manual] Tester/QA sẽ vào hệ thống beta để làm UAT (User Acceptance Testing) và confirm là mọi thứ OK.
– Bước 5: [Manual] Coder hoặc owner sẽ vào tạo Merge Request, và merge từ branch dev sang branch master.
– Bước 6: [Manual] Owner sẽ accept merge request.
– Bước 7: [Auto] Hệ thống sẽ tự động thực hiện test source code, nếu PASS sẽ enable tính năng cho phép deploy lên production server.
– Bước 8: [Manual] Owner review là merge request OK, test OK. Tiến hành nhấn nút để deploy các thay đổi lên môi trường production.
– Bước 9: [Manual] Tester/QA sẽ vào hệ thống production để làm UAT và confirm mọi thứ OK. Nếu không OK, Owner có thể nhấn nút Deploy phiên bản master trước đó để rollback hệ thống về trạng thái stable trước đó.
– Bước 10: [Manual] Thắp nhang và hy vọng khách hàng không chửi rủa hoặc email complain.
Những lợi ích mà CI/CD mang lại là gì?
Giảm thiểu rủi ro không đáng có
Đây có thể là một lợi ích vô cùng hữu ích của CI/CD, nó cho phép làm giảm thiểu đi những rủi ro nhờ việc phát hiện và sửa lỗi sớm, giúp tăng chất lượng sản phẩm nhờ khả năng tự động kiểm tra và quan sát. Không những vậy, những quy trình thủ công lặp đi lặp lại hằng ngày cũng được giảm tải, thay vào đó là xây dựng và kiểm thử tự động mà không cần đến sự giúp đỡ của con người. Một đặc điểm nữa của CI CD chính là có thể deploy, triển khai phần mềm ở bất cứ địa điểm và thời gian nào.
Thay đổi code nhỏ
Một lợi ích vô cùng lớn của CI/CD chính là cho phép chúng ta tích hợp nhiều loại mã nhỏ cùng một lúc. Những thay đổi mã này được thực hiện một cách đơn giản và xử lý nhanh hơn so với những đoạn mã khổng lồ, từ đó làm giảm đi khả năng sinh ra những vấn đề liên quan đến việc thay đổi sau này.
Những sự thay đổi mã nhỏ này có thể được thực kiểm tra ngay sau khi chúng được tích hợp vào kho mã. Các nhà phát triển có thể dễ dàng nhận ra vấn đề trước khi lượng lớn công việc tăng lên một cách chóng mặt. Đây thực sự là một lợi thế đối với những nhóm phát triển lớn hoặc người làm việc từ xa giao tiếp được hiệu quả hơn.
Hạn chế những ảnh hưởng của lỗi hiệu quả
CI/CD được thiết kế với hệ thống sao cho khi có lỗi nào đó xảy ra thì những kết quả tiêu cực sẽ bị giới hạn trong phạm vi ảnh hưởng nhất định nào đó. Việc hạn chế các vấn đề này giúp làm giảm khả năng hư hỏng từ đó làm cho hệ thống được bảo trì và xử lý một cách dễ dàng hơn.Với hệ thống CI CD, có thể đảm bảo cho việc cách ly lỗi sẽ được phát hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng thực hiện hơn. Chính vì vậy, hậu quả của các lỗi trong ứng dụng sẽ được giới hạn trong phạm vi ảnh hưởng của nó.
Vậy CI/CD là quá trình làm việc liên tục và tự động hóa. Để quá trình kiểm thử được diễn ra liên tục cần tích hợp CI/CD trong vòng đời phát triển của phần mềm. CI/CD có mối quan hệ cực kỳ mật thiết với DevOps nhằm tạo ra một quy trình hoàn chỉnh trong phát triển và sản xuất phần mềm. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về CI CD là gì và những lợi ích mà IC CD mang lại nhé!