1. Mục tiêu.
+ Tìm hiểu cách cấu hình thiết bị Juniper.
+ Tìm hiểu cách cấu hình cơ bản và cấu hình định tuyến trên thiết bị Juniper.
+ Các câu lệnh SNMP trong quản trị các thiết bị Juniper.
+ So sánh cách cấu hình trên Cisco với Juniper.
2. Mô hình thực hiện.
Hình 1. Mô hình
Các Router JUNOS 1, JUNOS 2 và JUNOS 3 là các thiết bị của Juniper. Trên thị trường các thiết bị mạng thì thiết bị Cisco được xem là hoạt độmg tốt như chi phí là tương đối cao. Do đó, các công ty có thể sử dụng sang thiết bị của các hãng khác. Juniper có thể được xem là thiết bị nhiều thứ 2 được sử dụng. Do đó, bài thực hành này sẽ cho chúng ta một cách cấu hình mới. Tuy nhiên, việc quản trị các thiết bị này cũng chung một nguyên lý. Đó là sử dụng giao thức SNMP.
Địa chỉ IP được quy định như trong Bảng sau đây:
Thiết bị | Địa chỉ IP | Interface |
JUNOS 1 | 192.168.12.1/24 | Interface em0 |
JUNOS 2 | 192.168.12.2/24 192.168.23.2/24 | Interface em0 Interface em1 |
JUNOS 3 | 192.168.23.3/24 | Interface em0 |
3. Công cụ thực hiện
+ Sử dụng phần mềm GNS3 0.8.6 để giả lập 2 router R1 và R2.
+ Sử dụng hệ điều hành “Olive.img” được cung cấp bời giảng viên dạy thực hành.
4. Các bước thực hiện.
Bước 1: cài đặt phần mềm GNS3.
Bước 2: sử dụng phần mềm GNS3 để giả lập mô hình mạng như trên.
Tại màn hình chính của phần mềm GNS3, chọn menu edit, chọn Preferences…sẽ xuất hiện giao diện như hình:
Hình 2. GNS3 Preferences
Tiếp theo, chọn phần Qemu, chọn tab JunOS. Tìm đến dòng Identifier name nhập Junos, tìm đến dòng Binary image và browse đến nơi chứa “Olive.img” trên máy tính, bấm OK.
Hình 3. Tab Junos của Qemu
Sau khi nhấp OK thì quay lại màn hình, tìm ở phần danh sách các thiết bị thấy xuất hiện thêm thiết bị Juniper router là thành công như thể hiện trong Hình
Hình 4. Thêm thành công file Olive.img
Bước 3: dùng Juniper router vừa thêm vào danh sách các thiết bị để thiết kế mô hình như hình trên.
Bước 4: bắt đầu cấu hình thiết bị Juniper.
Chuột phải lên từng thiết bị, chọn start. Chuột phải lên thiết bị thêm lần nữa chọn console như hình:
Hình 5. Bước đầu cấu hình Juniper
Sau khi chọn console thì xuất hiện giao diện cấu hình như hình. Nhập username là “root” và Juniper sẽ khởi động thành công với dấu nhắc hệ thống là “root@%”.
Hình 6. Khởi động thành công Juniper
Hình trên là của JUNOS 1, và ta cũng làm tương tự cho JUNOS 2 và JUNOS 3.
Bước 5: các lệnh vào ra các mode của thiết bị juniper
Thực hiện các lệnh sau để vào ra các mode cấu hình của thiết bị juniper:
root@% clien
root> configure
root#exit
root>exit
root@%
Hai mode root@% và root> chỉ dùng để kiểm tra cấu hình. Mode root# mới chính là nơi cấu hình chính của Router Juniper.
Tương tự trên cả 3 Router.
Bước 6: Cấu hình địa chỉ IP.
Trước khi cấu hình cần phải đặt lại password cho “root” (mặc định khi đăng nhập vào Juniper thì user là “root”, user có quyền cao nhất trong Juniper). Thực hiện như sau:
root#load factory-default
root#set system root-authentication plain-text-password
New password: "nhập password mới"
Retype new password: "nhập lại password mới"
root#commit
Tương tự trên cả 3 Router.
Tại mode root# hỗ trợ 2 từ khóa quan trọng để cấu hình. Đó là “set” để cấu hình và “delete” để xóa cấu hình. Điểm đặt biệt là các lệnh cấu hình xong thì phải thực hiện thêm lệnh “commit”, lúc này các lệnh cấu hình mới được thi hành.
Thực hiện cấu hình địa chỉ IP như sau:
+ Trên JUNOS 1:
root#set interfaces em0 unit 0 family inet address 192.168.12.1/24
root# commit
+ Trên JUNOS 2:
root# set interfaces em0 unit 0 family inet address 192.168.12.2/24
root# set interfaces em1 unit 0 family inet address 192.168.23.2/24
root# commit
+ Trên JUNOS 3:
root# set interfaces em0 unit 0 family inet address 192.168.23.3/24
root# commit
Thực hiện lệnh “show interface” để kiểm tra cấu hình IP các cổng của 3 Router.
Hình 7. Show interface trên JUNOS 1
Hình 8. Show interface trên JUNOS 2
Hình 9. Show interface trên JUNOS 3
Thực hiện kiểm tra ping các địa chỉ kết nối trực tiếp. Đảm bảo ping thành công.
Hình 10. Ping thành công từ JUNOS 1 sang JUNOS 2
Hình 11. Ping thành công từ JUNOS 2 sang JUNOS 3
Bước 7: cấu hình định tuyến OSPF.
Muốn JUNOS 1 ping thành công sang JUNOS 3 thì cần cấu hình thêm định tuyến.
Thực hiện cấu hình như sau:
+ Trên JUNOS 1:
root#set protocols ospf area 0.0.0.0 interface em0
root# commit
+ Trên JUNOS 2:
root#set protocols ospf area 0.0.0.0 interface em0
root#set protocols ospf area 0.0.0.0 interface em1
root#commit
+ Trên JUNOS 3:
root#set protocols ospf area 0.0.0.0 interface em0
root#commit
Kiểm tra lại ping từ JUNOS 1 sang JUNOS 3 thành công.
Bước 8: cấu hình SNMP để quản trị các thiết bị Juniper.
SNMP version 1 và SNMP version 2 hoạt động dựa trên các chuỗi community. Do đó, cấu hình SNMP để quản trị thiết bị Juniper cũng tương tự như Cisco. Các lệnh cấu hình như sau (đánh lệnh trên thiết bị nào thì thiết bị đó sẽ trở thành SNMP Agent):
root# set snmp communit thanhhau authorization read-only
root# set snmp community thanhhau authorization read-write
root# commit