Sunday, January 19, 2025

[VMWare] Phần 1 – Cài đặt VMware ESXi

-

VMware là một công ty chuyên về ảo hóa và giải pháp đám mây. Họ cung cấp nhiều sản phẩm và công nghệ ảo hóa cho doanh nghiệp và người dùng cá nhân.

Dưới đây là một số khái niệm liên quan:

  • VMware ESXi (formerly known as ESX): ESXi là một hệ điều hành ảo hóa dành cho máy chủ. Nó là một phần của bộ sản phẩm VMware vSphere, được thiết kế để quản lý và triển khai máy ảo trên một cụm máy chủ vật lý. ESXi giúp tối ưu hóa tài nguyên phần cứng và cung cấp hiệu suất cao cho các máy ảo chạy trên nó.
  • VMware vSphere: Đây là một nền tảng quản lý ảo hóa toàn diện của VMware, bao gồm nhiều sản phẩm và công nghệ như vCenter Server, ESXi, vSAN (lưu trữ ảo), vMotion (di chuyển máy ảo trực tuyến), và nhiều tính năng quản lý khác. vSphere giúp tổ chức quản lý và tận dụng tối đa tài nguyên máy chủ và lưu trữ.
  • VMware Workstation: Là một sản phẩm ảo hóa dành cho người dùng cá nhân và nhóm phát triển. Nó cho phép bạn chạy nhiều hệ điều hành trên một máy tính vật lý và phát triển, kiểm thử ứng dụng trong môi trường máy ảo độc lập.

VMware cung cấp các giải pháp ảo hóa và quản lý tài nguyên đám mây cho doanh nghiệp, giúp họ tận dụng tối đa hiệu suất và linh hoạt từ hạ tầng máy chủ và lưu trữ của mình.

Cài đặt VMware ESXi.

Mình sử dụng Proxmox VE để cài đặt VMware ESXi, bạn có thể sử dụng phương pháp ảo hóa khác hoặc có thể cài lên server vật lý nếu bạn có khả năng tài chính.

Trong loạt bài về ảo hóa VMware mình sẽ triển khai theo sơ đồ này nhé.

Để có thể ảo hóa VMware ESXi lên Proxmox bạn cần xem lại bài https://wiki.hoanghd.com/kich-hoat-virtualization-trong-proxmox/ và tiếp tục thiết lập các bước như dưới. Bước này khá đơn giản, bạn chỉ cần tạo máy ảo mới nhưng cần chú ý đến các tùy chọn:

  • ‘OS Tab’
    • ‘Type:’ Linux
    • ‘Version:’ 5.x – 2.6 Kernel
  • ‘System Tab’
    • ‘Graphic card:’ Default
    • ‘SCSI Controller:’ VMware PVSCSI
    • ‘BIOS:’ SeaBIOS
    • ‘Machine:’ q35
  • ‘Hard Disk Tab’
    • ‘Bus/Device:’ SATA
    • ‘SSD emulation:’ Check
    • ‘Discard:’ Check
  • ‘CPU Tab’
    • ‘Cores:’ 4
    • ‘Sockets:’ 2
    • ‘Type:’ host
    • ‘Enable NUMA:’ Check vào nếu hệ thống có hỗ trợ.
  • ‘Memory Tab’
    • ‘Memory (MiB):’ Ít nhất là 4096 nhưng để chạy vcenter nên là 16384 trở lên.
    • ‘Ballooning Device:’ Bỏ check
  • ‘Network Tab’
    • ‘Model:’ VMware vmxnet3

Sau khi thiết lập xong thì bắt đầu khởi động máy ảo thôi.

Lựa chọn ESXi-6.7.0-8169922-standard Installer để tiếp tục cài đặt

Quá trình Loading ESXI installer bắt đầu.

Tiếp theo là màn hình load các module của ESXI.

Màn hình Webcome to the VMware ESXi 6.7.0 Installation xuất hiện, bạn hãy bấm Enter để tiếp tục.

Bấm F11 để đồng ý các điều khoản của VMWare ESXI.

Quá trình Scan phần cứng của máy chủ bắt đầu

Lựa chọn ổ đĩa sẽ cài đặt ESXI vào đó.

Lựa chọn keyboard.

Nhập mật khẩu.

Một cảnh báo về CPU của ảo hóa Proxmox, Enter để tiếp tục.

F11 để bắt đầu cài đặt.

Quá trình cài đặt bắt đầu.

Sau khi cài đặt xong bạn sẽ gặp thông báo như dưới.

  • Tới đây bạn có 2 tùy chọn:
    • Remove the installation media before rebooting: Hướng dẫn bạn rút hoặc ngắt kết nối phương tiện cài đặt (đĩa, USB, hoặc bất kỳ phương tiện nào bạn đã sử dụng để cài đặt hệ điều hành). Bước này quan trọng để đảm bảo rằng máy chủ không boot lại từ đĩa, USB hoặc bất kỳ phương tiện nào bạn đã sử dụng để cài đặt hệ điều hành mà sẽ boot vào VMware ESXi luôn.
    • Reboot the server to start using ESXi 6.7.0: Quá trình này sẽ khởi động máy chủ từ ổ cứng hoặc lưu trữ cài đặt ESXi đã hoàn tất và từ đó bạn có thể bắt đầu sử dụng hệ điều hành ESXi phiên bản 6.7.0 đã cài đặt.

Mình chọn Remove the installation media before rebooting và server sẽ khởi động lại.

Và sau khi khởi động lại, bạn sẽ có giao diện như dưới.

Đặt IP tĩnh cho VMware ESXi.

Khi cài server, 1 quy tắc không thể thay đổi là chúng ta phải đặt IP tĩnh cho nó chứ không được sử dụng phương pháp DHCP, hoặc nếu bạn sử dụng phương pháp DHCP thì phải gắn tĩnh địa chỉ Mac Address với IP đó để tránh các thiết bị khách trong mạng giành IP của máy chủ VMware ESXi.

Hãy bấm F2, login thông tin đăng nhập của bạn vào và bấm Enter.

Bạn sẽ được đưa vào màn hình System Customization, tại đây bạn có các tùy chọn mình sẽ giải thích như sau:

  • Configure Password: Tùy chọn này cho phép bạn cấu hình mật khẩu cho tài khoản root trên máy chủ ESXi.
  • Configure Lockdown Mode: Lockdown Mode là một tính năng an ninh trong ESXi, khi được kích hoạt, chỉ cho phép quản trị viên truy cập thông qua giao diện vSphere Client hoặc bằng cách sử dụng API. Không có truy cập trực tiếp thông qua bảng điều khiển của máy chủ.
  • Configure Management Network: Cho phép bạn cấu hình cài đặt mạng cho giao diện quản lý của máy chủ ESXi, bao gồm địa chỉ IP, subnet mask, gateway, DNS, và các thiết lập khác.
  • Restart Management Network: Thực hiện việc khởi động lại dịch vụ mạng quản lý trên máy chủ ESXi mà không làm ảnh hưởng đến các máy ảo đang chạy.
  • Test Management Network: Kiểm tra kết nối mạng giữa máy chủ ESXi và các tài nguyên khác trong mạng.
  • Network Restore Options: Cung cấp các tùy chọn khôi phục mạng cho máy chủ ESXi, giúp giải quyết vấn đề liên quan đến mạng.
  • Configure Keyboard: Cho phép bạn cấu hình lại bàn phím được sử dụng cho bảng điều khiển hoặc giao diện vSphere Client.
  • Troubleshooting Options: Bao gồm các tùy chọn hỗ trợ giải quyết vấn đề, chẳng hạn như truy cập giao diện dòng lệnh hoặc chế độ “Safe Mode.”
  • View System Logs: Cho phép bạn xem các logs hệ thống để theo dõi sự kiện và vấn đề trong quá trình vận hành.
  • View Support Information: Hiển thị thông tin hỗ trợ về máy chủ ESXi, bao gồm thông tin về bản phần mềm, thông tin giấy phép và các thông số khác.
  • Reset System Configuration: Cho phép bạn đặt lại cấu hình của hệ thống về trạng thái ban đầu. Lưu ý rằng việc này sẽ xóa tất cả các cài đặt và cấu hình đã được thay đổi.

Bây giờ chúng ta sẽ cài đặt IP tĩnh cho VMware ESXi bằng cách chuyển đến Configure Management Network và bấm Enter.

Tại Network Adapters bạn có thể cài đặt lựa chọn card mạng mà bạn muốn (trường hợp mình chỉ có 1 card mạng nên mình không cài đặt chỗ này).

Nếu bạn có nhiều card mạng thì phần này sẽ có danh sách card mạng cho bạn lựa chọn nhé.

Phần Vlan nếu card mạng của bạn đang nối với thiết bị network (ví dụ Switch hoặc Firewall) bằng cổng Trunk thì hãy cài đặt VlanID mong muốn ở đây, ví dụ của mình là VlanID 101.

Bấm Enter bạn sẽ thấy VlanID đã xuất hiện ở đây.

Thông tin IP của mình như dưới.

Kết quả sau khi thiết lập xong IP tĩnh.

Mình sẽ tắt IPv6 do mình không sử dụng nó.

Kết quả sau khi tắt IPv6.

Thiết lập DNS và hostname.

Kết quả sau khi thiết lập lại DNS và hostname.

Phần Custom DNS Suffixes mình để mặc định không cài đặt gì cả.

Sau khi thiết lập xong bạn hãy bấm ESC để thoát ra ngoài, bạn sẽ được hỏi có lưu lại thay đổi hay không, lựa chọn Yes để lưu lại cài đặt nhé.

Nếu cần khởi động lại VMware ESXi thì hệ thống sẽ khởi động lại cho bạn.

Kết quả sau khi khởi động lại, chúng ta đã cài đặt thành công VMware ESXi.

Và kết quả khi bạn login vào URL https://<esxi_ipaddr>.

Trường hợp của mình sử dụng Firewall OPNSense để Forwarder Port như hình dưới.

Như vậy mình sẽ login vào ESXI1 bằng URL https://192.168.13.243:8081 và điền thông tin xác thực của bạn đã đặt.

Mình bỏ chọn Join the VMware Customer Experience Improvement Program.

Và đây là kết quả.

Như vậy mình đã cài đặt thành công VMware ESXi đầu tiên (esxi1.hoanghd.com), mình sẽ áp dụng tương tự để cài tiếp 2 host còn lại là esxi2.hoanghd.comesxi3.hoanghd.com.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

4,956FansLike
256FollowersFollow
223SubscribersSubscribe
spot_img

Related Stories