1. Tổng quan.
FreeNAS là một hệ điều hành mã nguồn mở dựa trên FreeBSD, được thiết kế để chuyển đổi một máy tính thông thường thành một máy chủ lưu trữ qua network (NAS). FreeNAS cung cấp các tính năng lưu trữ mạnh mẽ, bao gồm hỗ trợ các giao thức như SMB/CIFS (Samba), NFS, AFP, FTP, iSCSI và nhiều tính năng khác như RAID.
Về việc kết nối FreeNAS cho vSphere, FreeNAS có thể hoạt động như một máy chủ iSCSI, cho phép bạn cung cấp không gian lưu trữ qua giao thức iSCSI cho máy chủ vSphere của VMware. iSCSI là một giao thức mạng được sử dụng để truy cập các ổ đĩa ảo trên mạng. Bằng cách này, máy chủ vSphere có thể sử dụng không gian lưu trữ từ FreeNAS như một phần của hạ tầng ảo hóa.
Để thiết lập kết nối iSCSI từ FreeNAS đến vSphere, bạn cần:
- Cấu hình và kích hoạt dịch vụ iSCSI trên FreeNAS.
- Tạo và quản lý các thiết bị lưu trữ iSCSI trên FreeNAS.
- Trên máy chủ vSphere, thêm và cấu hình một kết nối iSCSI để truy cập không gian lưu trữ từ FreeNAS.
Lưu ý rằng việc cài đặt và cấu hình cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào phiên bản cụ thể của FreeNAS và VMware vSphere bạn đang sử dụng. Đảm bảo kiểm tra tài liệu hướng dẫn chi tiết của cả hai sản phẩm để đảm bảo tích hợp đúng đắn.
2. Cách cài đặt FreeNAS giả lập trên Proxmox.
Để làm LAB này mình sẽ cài đặt giả lập nó trên ảo hóa Proxmox với quy trình như sau. Tại phần Virtual Machine đặt tên cho Free NAS và lựa chọn Node để cài đặt nó.
Chọn source cài.
Mình sử dụng thông số System như dưới.
Về disk mình lựa chọn 32G để cài OS Free NAS.
CPU mình chọn Host và sử dụng 2 Core, 2 Socket.
Ram mình cho nó 4G.
Đây là thông số Network.
Phần này cho phép bạn view lại các thiết lập ở trên.
Sau khi bấm Finish bạn sẽ có một máy ảo Free NAS như hình dưới. Hãy vào Network Device để thêm card mạng cho nó. Card mạng này mình thêm để nó giao tiếp với máy chủ VMWare..
Thiết lập card mạng thứ 2 của mình.
Và bây giờ mình đã có 2 card mạng như dưới.
Tiếp theo mình thêm một số ổ đĩa để sử dụng nơi lưu Data cho Free NAS.
Thông số ổ đĩa lưu Data của mình.
Mình đã thêm 4 ổ SSD 200G như dưới.
Bây giờ có thể start Free NAS và cài đặt nó được rồi, quá trình boot vào cài đặt Free NAS bắt đầu như hình dưới.
Chọn Install/Upgrade.
Nếu bạn gặp cảnh báo This computer has less than the recommended 8 GB of RAM
là do Free NAS yêu cầu tối thiểu 8G RAM, bạn có thể bấm Yes để bỏ qua cảnh báo hoặc thêm RAM cho Free NAS nhé.
Mình chọn cài đặt vào ổ đĩa 32G.
Một cảnh báo sẽ làm mất data trên ổ đĩa da0, đương nhiên bạn cài mới nên không quan tâm nó.
Đặt mật khẩu cho FreeNAS.
Chọn loại Boot Mode, mình chọn là Boot via BIOS
.
Quá trình cài đặt FreeNAS sẽ bắt đầu, sau khi cài đặt xong bạn sẽ nhận được thông báo như dưới, bấm OK để tiếp tục.
Bạn nhớ gỡ bỏ ổ đĩa để tránh FreeNAS khởi động vào CD nhé. Hình dưới là ví dụ của mình ở Proxmox.
Kết quả.
Giao diện FreeNas sau khi hoàn thành.
3. Cấu hình FreeNas.
3.1. Đăng nhập vào FreeNAS.
Mở trình duyêt web đăng nhập bằng IP, nhập thông tin Login là root và password của bạn đã nhập khi cài đặt FreeNAS.
Đây là giao diện chính của FreeNAS.
3.2. Cấu hình network cho FreeNAS.
Do mình đang sử dụng Port Trunk nên mình sẽ tag VlanID vào cho FreeNAS bằng cách vào VLANs -> Add.
Đặt tên cho card mạng này và chọn vmnet1 (là card nối với VMWare chạy Port Trunk), tag VlanID là 101 (cùng với vlan của VMWare).
Sau khi tạo xong Interface VlanID 101 mình có kết quả như dưới.
Giờ mình vào Interface -> Edit (…).
Đặt IP cho interface này là 172.16.101.253 (đây là IP mà VMWare sẽ kết nối đến để Mount ổ đĩa của FreeNAS).
Nhớ xác nhận và bấm OK.
Kết quả.
Thử test kết nối nhé.
Lúc này trong giao diện console bạn cũng thấy sự thay đổi nhẹ về thông tin IP.
3.3. Tạo Pool.
Vào Pools -> Add.
Chọn Create new pool và bấm CREATE POOL.
Mình có add 4 ổ cứng 200Gb, chọn 2 ổ cứng rồi chọn mũi tên sang phải để sử dụng nó.
Sau khi qua trái, click các ổ đĩa đó và chọn chế độ Raid.
Dưới đây là mô tả ngắn gọn về mỗi loại cấu hình RAID:
- Stripe (RAID 0):
- Ưu điểm: Tăng hiệu suất đọc/ghi vì dữ liệu được phân tán qua nhiều ổ đĩa.
- Nhược điểm: Không có khả năng phục hồi dữ liệu khi một ổ đĩa hỏng, độ tin cậy thấp.
- Mirror (RAID 1):
- Ưu điểm: Đảm bảo tính an toàn dữ liệu, vì mọi dữ liệu được sao lưu trên ít nhất hai ổ đĩa.
- Nhược điểm: Hiệu suất đọc có thể tăng, nhưng không có tăng hiệu suất ghi. Khả năng sử dụng không gian lưu trữ hiệu quả thấp.
- RAID-Z:
- Ưu điểm: Cung cấp tính an toàn dữ liệu và hiệu suất đọc tốt. Phù hợp cho các hệ thống có ít ổ đĩa.
- Nhược điểm: Hiệu suất ghi thấp hơn so với RAID 0 hoặc RAID 1.
- RAID-Z2:
- Ưu điểm: Bảo vệ dữ liệu đối với hai ổ đĩa hỏng. Cung cấp tính an toàn dữ liệu tốt hơn so với RAID-Z.
- Nhược điểm: Hiệu suất ghi có thể thấp, nhất là khi có nhiều ổ đĩa hỏng.
Lựa chọn Raid nào là của bạn vì tùy thuộc vào nhu cầu và hệ thống của bạn.
Mình chọn Raid-z.
Nhớ đặt tên cho nó và bấm Create.
Xác nhận và bấm CREATE POOL.
Kết quả của Pool vừa tạo xong.
3.4. Tạo Zvol.
Giờ chúng ta sẽ tạo Zvol bằng cách bấm vào dấu (…) và chọn Add Zvol.
Đặt tên cho Zvol và chỉ định dung lượng cho nó, các thông tin còn lại bạn có thể giữ nguyên.
Kết quả.
3.5. Cấu hình dịch vụ iSCSI.
Bây giờ mình vào Services và chọn dịch vụ iSCSI.
Tại Tab Target Global Configuration mình giữ nguyên.
Qua tab Portals bấm Add.
Cài đặt như hình và lưu lại.
Bạn có kết quả tại tab Portals.
Quá tab Initiators và bấm Add.
Tại đây bạn có thể chỉ định subnet nào hoặc IP nào sẽ được kết nối vào FreeNAS, để 0.0.0.0 nếu bạn cho phép tất cả các IP kết nối vào.
Kết quả.
Tab Authorized Access sẽ là nơi khai báo xác thực.
Hãy điền thông tin xác thực của bạn.
Kết quả.
Chúng ta tiếp tục qua tab Targets.
Qua tab Targets bạn lựa chọn thông tin xác thực phù hợp mà bạn đã tạo ra ở các tabs trước.
Kết quả.
Tab Extents cho phép bạn lựa chọn Zvol nào chia sẻ cho VMWare.
Mình đặt tên cho nó và lựa chọn đúng Zvol mà mình đã tạo ở phần trên.
Kết quả.
Tab cuối cùng là Associated Targets.
Lựa chọn Targets và Extents của bạn đã tạo và bấm Save.
Kết quả.
4. Kết nối vSphere tới FreeNAS.
Bước 1 – Thêm Software Adapter.
Lựa chọn một Node bất kỳ và vào Add Software Adapter.
Chọn Add software iSCSI adapter bấm Ok.
Bước 2 – Thêm Server iSCSI vào vSphere.
Vào Dynamic Discovery và bấm Add…
Điền thông tin IP và Port kết nối đến FreeNAS vào và bấm OK.
Nếu bạn chuyển qua TAB Static Discovery mà thấy xuất hiện thông tin server iSCSI là bạn đã thành công.
Bước 3 – Xác thực người dùng đến server iSCSI.
Tiếp theo hãy vào Edit như hình.
Hoặc có thể lựa chọn đích danh server iSCSI của chúng ta và vào Authentication...
Tại Authentication Method chọn loại method xác thực là Use unidirectional CHAP và điền thông tin xác thực của bạn vào.
Xác nhận lại đã chuyển qua mode xác thực người dùng, còn thành công hay không còn chưa biết nhé.
Giờ bấm vào Rescan Storace…
Để mặc định và bấm OK, hệ thống sẽ tự động tìm kiếm các ổ đĩa iSCSI có trong server FreeNAS của bạn đã khai báo.
Bước 4 – Thêm Datastorage mới cho vSphere.
Lựa chọn tiếp Node 2 và vào New Datastore.
Chọn loại storage mà bạn mong muốn.
Đặt tên cho storage này và nếu các bước trên thành công, bạn sẽ nhìn thấy ổ đĩa share như dưới, nhớ lựa chọn nó và bấm Next.
Chọn version của storage.
Phần này bạn có thể giữ nguyên hoặc tùy chỉnh tùy bạn.
Phần này cho phép bạn view lại các thiết lập trước khi bấm Finish.
Bước 5 – Kiểm tra kết quả.
Sau khi thêm xong datastorage bạn sẽ thấy xuất hiện 1 datastorage mới tại Node 2 như dưới.
Hãy làm tương tự cho các Node còn lại (lưu ý ở các Node còn lại bạn chỉ cần làm tới bước bước 3 – xác thực người dùng đến server iSCSI) là được rồi.
Nếu thành công bạn sẽ nhật được datastorage như hình dưới ở Node 1.
Còn đây là Node 3.
Giờ bạn có thể cài đặt máy ảo lên Datastore_FreeNAS này rồi nhé. Lưu ý là khi tạo máy ảo nhớ lựa chọn nơi lưu trữ nhớ chọn là Datastore_FreeNAS nhé.