1. Tổng quan.
Một vSphere Distributed Switch (vDS) cung cấp quản lý và giám sát tập trung cấu hình network của tất cả các máy chủ liên quan Bạn thiết lập switch này trên hệ thống vCenter Server thì cấu hình của nó được tự động áp dụng đến tất cả các máy chủ trong cluster.
- Trong vSphere, một vswitch bao gồm hai phần chính là mặt dữ liệu (data plane) và mặt quản lý (management plane):
- Mặt dữ liệu thực hiện chuyển gói tin, lọcgói tin , đánh dấu gói tin và các thao tác khác.
- Mặt quản lý là cấu trúc điều khiển được sử dụng để cấu hình chức năng của mặt dữ liệu.
Một vSphere Standard Switch bao gồm cả hai mặt dữ liệu và quản lý và bạn cấu hình từng switch một cách riêng biệt.
Ngược lại một vSphere Distributed Switch sẽ tách biệt mặt dữ liệu và mặt quản lý. Chức năng quản lý của distributed switch trong vCenter Server cho phép bạn quản lý cấu hình network của môi trường trên cấp độ trung tâm dữ liệu. Mặt dữ liệu vẫn được lưu trữ trên mỗi máy chủ liên quan đến distributed switch. Phần mặt dữ liệu của distributed switch được gọi là host proxy switch. Cấu hình network mà bạn tạo trên vCenter Server (mặt quản lý) được tự động đẩy xuống tất cả các host proxy switches (mặt dữ liệu).
vSphere Distributed Switch giới thiệu hai khái niệm đó là Uplink Port Group và Distributed Port Group. Distributed Port Group tập trung vào việc kết nối máy ảo với nhau trong môi trường ảo hóa, trong khi Uplink Port Group tập trung vào kết nối host với mạng bên ngoài, giúp máy ảo truy cập internet và các tài nguyên mạng khác ngoài cluster ảo của chúng.
- Distributed Port Group:
- Kết nối các máy ảo với nhau trong một cluster hoặc môi trường ảo hóa.
- Các máy ảo trong cùng một Distributed Port Group có thể giao tiếp với nhau như khi chúng kết nối với cùng một mạng vật lý.
- Uplink Port Group:
- Kết nối host với mạng bên ngoài.
- Thông qua các cổng uplink, host có thể truy cập mạng vật lý, bao gồm internet.
- Các máy ảo trên host sử dụng Uplink Port Group để có kết nối ra mạng bên ngoài, bao gồm truy cập internet.
2. Quy trình hoạt động của vSphere Distributed Switch.
Quá trình này giúp hiểu cách dữ liệu từ máy ảo và VMkernel adapters truyền đến mạng vật lý thông qua vSphere Distributed Switch với sự quản lý thông qua NIC Teaming, phân bổ cổng và ánh xạ NIC vật lý với Uplinks.
Cấu hình NIC Teaming và Phân Bổ Cổng:
Khi tạo các distributed port groups cho VM network và VMkernel network, mỗi port group có một số lượng distributed ports.
Ví dụ, bạn tạo 3 distributed ports cho VM network và 2 cho VMkernel network. Distributed switch sẽ tự động phân bổ cổng từ 0 đến tổng số distributed ports theo thứ tự bạn tạo chúng.
Trong ví dụ này, có các cổng từ 0 đến 4.
Liên kết Host với Distributed Switch và ánh xạ NIC vật lý với Uplinks:
Khi liên kết Host 1 và Host 2 với distributed switch, cổng cũng sẽ được phân bổ cho các NIC vật lý trên mỗi host. Số cổng tiếp tục tăng khi bạn thêm các host, bắt đầu từ số 5.
Ví dụ, vmnic0 được ánh xạ với Uplink 1, vmnic1 với Uplink 2, và vmnic2 với Uplink 3. Điều này giúp cung cấp kết nối mạng cho mỗi host.
Cấu hình Teaming và Failover cho VM Network và VMkernel Network:
Để đảm bảo kết nối và quản lý lưu lượng, bạn cấu hình teaming và failover cho VM network và VMkernel network port groups.
Trong ví dụ này, Uplink 1 và Uplink 2 xử lý lưu lượng cho VM network, trong khi Uplink 3 xử lý lưu lượng cho VMkernel network.
Luồng Packet trên Host Proxy Switch:
Dữ liệu từ máy ảo (ví dụ: VM1 trên Host 1) di chuyển qua các cổng trên VM network distributed port group trước.
Ví dụ, nếu packet từ VM1 đến Host 1 đến port 0 trên VM network port group.
Vì Uplink 1 và Uplink 2 xử lý lưu lượng cho VM network port group, packet có thể tiếp tục từ uplink port 5 hoặc uplink port 6.
Nếu packet đi qua uplink port 5, nó sẽ tiếp tục đến vmnic0, và nếu qua uplink port 6, nó sẽ tiếp tục đến vmnic1.
3. Quy trình tạo một vSphere Distributed Switch.
Cách tạo một vSphere Distributed Switch (VDS) trên một datacenter để quản lý cấu hình network:
Mở vSphere Client và kết nối vào vCenter Server của bạn.
Từ cây thư mục bên trái, chuột phải vào datacenter mà bạn muốn tạo distributed switch. Chọn Distributed Switch > New Distributed Switch từ menu.
Nhập tên cho distributed switch mới hoặc chấp nhận tên được tạo tự động, sau đó nhấn Next.
Chọn phiên bản tương thích với phiên bản ESXi của bạn. Ví dụ, nếu bạn sử dụng ESXi 6.6.0, chọn Distributed Switch: 7.6.0.
Chọn số lượng uplinks, đại diện cho số lượng kết nối vật lý tối đa từ mỗi máy chủ đến distributed switch. Số lượng uplinks mà bạn chọn phụ thuộc vào số lượng cổng mạng vật lý (physical NICs) trên mỗi máy chủ mà bạn muốn kết nối với vSphere Distributed Switch (VDS). Mỗi uplink sẽ được ánh xạ hoặc kết nối với một cổng mạng vật lý trên máy chủ.
Ví dụ, nếu một máy chủ có ba cổng mạng vật lý (vmnic0, vmnic1, vmnic2), bạn có thể chọn số lượng uplinks là 3 để mỗi cổng mạng vật lý được kết nối đến một uplink trên distributed switch. Cấu hình này giúp tối ưu hóa băng thông và cung cấp sự dự phòng (failover) trong trường hợp một hoặc nhiều cổng mạng vật lý gặp sự cố.
Tại phần Configure settings, bạn có thể bật hoặc tắt Network I/O Control, một tính năng giúp ưu tiên truy cập vào tài nguyên mạng cho các loại lưu lượng cụ thể.
Bạn có thể chọn tạo một default port group với cài đặt mặc định cho switch. Nhập tên cho port group hoặc chấp nhận tên được tạo tự động.
Nếu hệ thống của bạn đòi hỏi các cài đặt đặc biệt cho port group, bạn có thể bỏ tích vào Create a default port group
và sẽ tiến hành tạo chúng sau khi đã thêm distributed switch
.
Kiểm tra lại các cài đặt đã chọn và nhấn Finish để hoàn thành quá trình.
Sau khi bấm Finish bạn sẽ thấy một Distributed Switch như dưới.
Quy trình trên giúp bạn tạo một vSphere Distributed Switch để quản lý cấu hình mạng của nhiều máy chủ từ một trung tâm quản lý.